Việc giữ sức khỏe gà trong chăn nguôi gà chọi đóng một vai trò rất quan trọng bởi loại gà này có gì trị kinh tế cao. Để phòng chống mầm bệnh cho gà thì anh em cần hiểu rõ loại bệnh mà chúng mắc thông qua các biểu hiện. Vậy làm thế nào để hiểu về các loại bệnh này? Trong bài viết hôm nay, Daga sẽ giới thiệu với các anh em tất tần tật các các phòng chống bệnh hiệu quả nhất trong nuôi gà chọi.
Các loại mầm bệnh
Để có thể phòng chống mầm bệnh cho gà hiệu quả thì người nuôi cần nắm được các loại bệnh chúng thường mắc phải và biểu hiện của nó. Trong phần này, chúng tôi sẽ đưa tới anh em thông tin chi tiết về một số loại mầm bệnh hay gặp trong nuôi gà chọi.
Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh này do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên – đây là loại bệnh phổ biến ở gà chọi nói riêng và gia cầm nói chung. Bệnh còn được biết nhiều với tên gọi là bệnh gà toi. Biểu hiện của bệnh:
- Chán ăn
- Còi cọc, ủ rũ
- Tiêu chảy
- Mũi và miệng có dịch nhầy
- Sức đề kháng suy giảm
Anh em cần chú ý rằng, bệnh này lây qua vết trầy xước của gà bệnh, nên nhốt riêng con bị bệnh để phòng chống mầm bệnh cho gà và tránh tình trạng truyền nhiễm ngang theo đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Bệnh này thường bộc phát bất ngờ và gây ra tỷ lệ chết cao trong thời gian đầu.
Bệnh viêm phế quản
Bên này do virus Corona gây ra, nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng không đủ hoặc bị stress do lạnh. Biểu hiện hay gặp ở gà với bệnh này là:
- Gà chán ăn, thở khò khè
- Lông cánh xác xơ
- Chán ăn
- Thường nằm quanh nguồn nhiệt
Đặc biệt, gà sẽ giảm ăn rõ rệt và thời gian ủ bệnh này là từ 18 tới 36 giờ. Bên cạnh đó, bệnh này có tốc độ lan truyền nhanh do bị lây truyền qua đường hô hấp do hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
Bệnh dịch tả
Bệnh này cũng thường xuyên bắt gặp ở gà chọi, anh em nên chú ý để có thể phòng chống mầm bệnh cho gà từ sớm. Bệnh còn biết đến với tên gọi khác là Newcastle, bệnh rù,…Biểu hiện của bệnh này thường là:
- Bỏ ăn
- Xù lông và gục đầu
- Ho liên tục và khó thở.
- Phân gà có màu trắng, xanh và lẫn máu
Bệnh nếu kéo dài có thể khiến việc đi đứng của gà trở nên khó khăn, hoặc nguy hiểm hơn là liệt chân và nghẹo đầu. Nếu không chữa trị kịp thời thì sau 3 – 4 ngày phát bệnh gà sẽ chết. Bệnh này lây qua đường tiêu hòa, hô hấp do tiếp xúc gà bệnh nên anh em cần cách ly gà bị bệnh để phòng chống mầm bệnh cho gà khỏe.
Bệnh đậu gà
Biểu hiện của bệnh này rất dễ phát hiện, trên các bộ phận của gà chọi (đặc biệt là đầu) sẽ xuất hiện các nốt mụn có kích thước tương tự các hạt đậu. Bệnh này không lây qua đường không khí mà sẽ lây qua các loại côn trùng trong thời gian dài. Bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đén sức khỏe của gà.
Bệnh hô hấp mãn hình
Bệnh này do virus gây ra qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc từ trứng gà khỏe mạnh và gà bị bệnh. Biểu hiện của loại bệnh này là:
- Giảm ăn, chảy nước mũi
- Viêm xoang, sưng mặt
- Ủ rũ
- Giảm sức đề kháng nhanh chóng
- Không lớn
Các bệnh khác hay gặp ở gà
Ngoài các bênh trên ra, thì gà chọi cũng hay gặp một số loại bệnh ít nguy hiểm khác. Tuy nhiên, anh em nuôi gà chiến vẫn cần chú ý để phòng chống mầm bệnh cho gà.
- Bệnh khó tiêu
- Bệnh gà gáy không ra tiếng
- Gà bị nấm mốc
- Gà tím mào
Cách phòng chống mầm bệnh cho gà
Daga8 khuyến nghị để phòng chống mầm bệnh cho gà thì anh em cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tiêm kháng sinh định kỳ cho gà,…Tuy nhiên, với mỗi loại bệnh thì sẽ có những lưu ý khác nhau. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn anh em những phương pháp phòng và chữa cho từng loại bệnh cụ thể.
Bệnh tụ huyết trùng hay bệnh toi
Để phòng ngữa gà bị toi, anh em sư kê có thể lựa chọn một trong 2 phương pháp sau:
- Tiêm phòng vaccine tụ huyết cho gà chiến của mình từ 2 tháng tuổi trở lên. Hoặc, anh em có thể tiêm sớm hơn, ở thời điểm gà sau 45 ngày tuổi (tần suất tiêm 2 lần) cho đến 3 tháng tuổi bằng mũi INACT/VAC-FC3.
- Ngoài ra, anh em có thể cho gà uống hỗn hợp 1 gói gentadox và Polivitamin. Lưu ý rằng, với gà 3kg thì sẽ chia làm 7 lần uống.
Thêm vào đó, để điều trị bệnh tụ huyết trùng này thì hiện tại có nhiều phác dồ điều trị dựa trên các thể bệnh khác nhau (cấp tính, không cấp tính,…) thì nhìn chung anh em có thể sử dụng pháp đồ chung sau:
- Buổi sáng: 2 gói HAPACOL và 2 viên cảm cúm
- Buổi trưa: ⅓ gói Gentadox
Bệnh viêm phế quản
Hiện tại, đối với loại bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Các anh em nuôi gà chọi có thể làm theo các bước saud dây để tiến hành phòng chống mầm bệnh cho gà:
- Cách ly gà bị bệnh và gà khỏe ngay sau khi phát hiện dấu hiệu
- Sử dụng các loại chế phẩm/ hỗn hợp để vệ sinh chuồng trại
- Tăng cường sức đề khàng cho gà khỏe bằng cách bổ sung thêm dinh dưỡn, vitamin và khoáng chất.
- Đối với gà bị bệnh: anh em dùng thuốc Sanfotofin để thông khí, giãn phế quản, giảm cảm giác khó thở cho gà. Bên cạnh đấy, cũng có thể xem xét các loại thuốc như Az genta tylosin, …
Bệnh tả
Để phòng chống mầm bệnh cho gà từ dịch tả anh em nuôi gà chọi nên vệ sinh, khử trùng chuồng/ trại thường xuyên. Khi gà mắc bệnh rồi, anh em có thể điều trị bằng các thuốc đặc trị sau: Az. Moxy 50s, Via.Gentacos, Amcoli – Forte,….
Bệnh đậu gà
Với bệnh này, thì vẫn nên cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và bổ sung thêm vitamin cho gà.
Kết luận
Trên là một số bệnh hay gặp và cách phòng chống mầm bệnh cho gà – đây là kiến thức dựa trên kinh nghiệm từ quá trình chăm sóc cũng như tổng hợp từ các nguồn khác. Rất mong, bài viết sẽ hỗ trợ anh em trong quá trình nuôi gà cho thu nhập cao.